Inox 304 là gì? Inox sus 304 có tốt không? Cách phân biệt inox 304 chuẩn nhất
Inox 304 là một trong những vật liệu phổ biến nhất hiện nay, nhờ có tính bền, chịu lực và chịu nhiệt tốt trước những tác nhân của môi trường. Chính vì thế mà Inox sus 304 được dùng phổ biến trong sản xuất đồ gia dụng, các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như kệ, nồi, chảo, bình đựng nước,...Vậy inox có gì đặc biệt mà được ưa chuộng sử dụng đến vậy? Hãy cùng Vando tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Inox 304 là gì? Đặc điểm của inox 304
Hiện nay trong các vật dụng thường ngày không khó để ta bắt gặp những món đồ được làm từ inox 304. Vậy inox sus 304 là gì?
Inox 304 là gì?
Inox 304 hay Inox sus 304 còn có tên gọi khác là thép không gỉ. Chúng được tạo ra nhờ sự kết hợp của thép và các kim loại gồm Crom (từ 18% – 20%), Niken (từ 8% – 10,5%), Mangan (~1%). Trong đó, Crom có tác dụng chống ăn mòn, Niken tăng độ cứng và Mangan tạo ra sự ổn định của pha Austenitic .
Thép không gỉ 304 có thể được xem là vật liệu nổi bật nhất trong ngành thép không gỉ, chiếm tới 50% lượng thép không gỉ trên toàn cầu. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như khả năng chống mòn, độ bền cao, dễ tạo hình và hàn tốt. Nên chúng được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày.
Inox 304 có mấy loại?
Căn cứ vào thành phần cấu tạo, Inox sus 304 được chia thành 3 loại cơ bản. Cụ thể:
- Inox 304 L (Low) là loại inox có hàm lượng carbon nhỏ hơn 0.03% và lượng Niken cao, do đó dòng inox này có khả năng chống ăn mòn trong quá trình hàn tương đối cao.
- Inox 304H (Hight) là loại inox có hàm lượng carbon cao hơn 0.08%, thông thường loại inox này sẽ được dùng để sản xuất các loại sản phẩm với khả năng chịu nhiệt và yêu cầu độ bền cao.
- Inox 304: Hầu hết thép inox 304 được dùng để sản xuất các sản phẩm ít gia công hoặc không cần hàn. Do loại thép này hàm lượng carbon được giới hạn dưới 0.008%, không thích hợp để hàn hoặc các ứng dụng cần nhiệt độ cao.
Đặc điểm của inox 304
Không phải ngẫu nhiên mà inox 304 lại được ưa chuộng sử dụng như vậy. Dưới đây là những đặc điểm đã giúp cho thép không gỉ 304 trở thành vật liệu đứng đầu trong ngành thép không gỉ.
- Khả năng chống ăn mòn, gỉ sét
Trong thành phần cấu tạo của Inox 304 có nguyên tố crom đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ chống oxy hoá có khả năng chống ăn mòn, gỉ sét cực tốt trong môi trường không khí, axit, nước hay các loại hoá chất khác nhau. Do đó nó được ứng dụng trong hầu hết các ngành sản xuất, kiến trúc, dệt may, thực phẩm,...
- Khả năng chịu nhiệt
So với các dòng thép không gỉ thì Inox sus 304 có khả năng chịu nhiệt, khả năng oxy hoá tốt ở nhiệt độ từ 1010 độ C lên tới 1120 độ C và có thể cao hơn nếu tăng lượng Carbon trong thành phần.
- Khả năng gia công tốt
Inox sus 304 có khả năng dát mỏng rất tốt, ngay cả khi không cần gia nhiệt. So với các loại Inox khác thì thép không gỉ 304 do có thành phần Mangan thấp nên về tính dễ tạo hình, uốn, nắn nhỉnh hơn hẳn. Đây chính là lý do vì sao thép 304 được dùng chuyên để sản xuất các loại sản phẩm như chậu, xoong, nồi inox,...
- Khả năng bám sơn
Như chúng ta đã biết thì hầu hết các loại inox có bề mặt nhẵn bóng nên rất khó bám sơn. Tuy nhiên hiện nay công nghệ sơn hiện đại có khả năng tạo độ nhám cho inox, kết hợp cùng với kỹ thuật sơn tĩnh điện. Nên việc sơn inox và khả năng bám sơn của chúng đã không có khó khăn như trước.
- Ít phản ứng từ
Nhờ có khả năng chống ăn mòn và han gỉ tốt nên thép không gỉ 304 được dùng để thay thế các loại thép thông thường ngay cả ở những môi trường cần chống oxy hoá và ăn mòn hoá học cao. Do vậy, trong quá trình sản xuất sẽ hình thành các loại vật liệu khác nhau dựa trên sự điều chỉnh và duy trình nhiệt độ. Từ đó, với các thành phần khác nhau phản ứng từ, lực hút từ tính của thép không gỉ cũng khác nhau. Trong đó Inox sus 304 không hút nam nam châm, còn inox 201 thì hút nam châm với lực không lớn.
So sánh inox 304 với các loại thép inox khác
Inox 304 và inox 201
Đặc tính |
Inox 304 |
Inox 201 |
Thành phần Khối lượng riêng Độ dát mỏng inox Độ cứng Độ bền Khả năng chống ăn mòn Khả năng tiếp xúc với axit, muối Khả năng nhiễm từ Giá |
Crom từ 18% – 20%, Niken (từ 8% – 10,5%), Mangan (~1%) Cao hơn Inox 201 Dễ thực hiện Kém hơn inox 201 Cao Cao Không Không Cao |
4,5% Niken + 7,1% Mangan Thấp hơn Inox 304 Khó hơn Cao hơn Thấp Thấp Tiếp xúc nhẹ
Hút nam châm Thấp |
Inox 304 và 430
Đặc tính |
Inox 304 |
Inox 430 |
Thành phần Độ bền Khả năng nhiễm từ Khả năng chống mòn Ứng dụng Giá |
Crom từ 18% – 20%, Niken (từ 8% – 10,5%), Mangan (~1%) Cao Không Tốt Dùng làm các dụng cụ chế biến như nồi, xoong Cao |
18% Crom và 0% Niken, sắt và các thành phần khác Thấp Cao Kém Làm các vật dụng ít tiếp xúc với nước Rẻ |
Ứng dụng của inox 304
Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội inox sus 304 được ứng dụng phổ biến trong các ngành sản xuất như:
- Ngành công nghiệp nhẹ: Được sử dụng làm các thiết bị, công cụ chế biến thực phẩm: Bia, chế biến sữa, nấu rượu,...
- Ngành gia dụng đời sống: Dùng để làm đồ gia dụng nhà bếp, nhà tắm: Bàn, chậu rửa, xoong nồi, lavabo; thiết bị y tế,...
- Ngành xây dựng: Bên cạnh đó inox sus 304 còn có bề mặt sáng bóng sạch sẽ thường được sử dụng để làm lan can, ban công, trang trí nội ngoại thất.
- Ngành công nghiệp nặng: Làm màn dệt hoặc hàn để khai thác dầu khí, công trình thuỷ điện hay nhà máy hóa chất, lọc nước,...
Có thể thấy, thép không gỉ 304 được ứng dụng phổ biến ngay cả trong các ngành công nghiệp và dân dụng.
Làm thế nào để nhận biết inox 304 chuẩn?
Hiện nay trên thị trường có 3 loại dòng thép không gỉ phổ biến gồm Inox 304 (18/10), inox 201 (18/8) và inox 430 (18/0). Trong đó loại inox sus 304 được ưa chuộng hơn hẳn nhờ tỉ lệ các thành phần Crom và Niken cao, có đặc điểm không bị oxy hoá, hoen gỉ, bề mặt sáng bóng sạch sẽ nên có giá tương đối cao. Còn inox 201 có tỷ lệ niken thấp và inox 430 chứa nhiều sắt và các tạp chất nên dễ bị gỉ sét, độ bền thấp và không an toàn. Vì thế giá cũng thấp hơn dòng thép 304.
Tuy nhiên, cũng chính vì giá thành cao nên hiện nay xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận. Bất chấp làm giả làm nhái, các sản phẩm được làm bằng chất liệu inox 201 và 430 nhưng lại gắn mác là 304 để trục lợi.Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là sản phẩm sử dụng chất liệu inox 304 chất lượng cao?
Phân biệt bằng nam châm
Nếu nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó để phân biệt được. Khi đó bạn có thể sử dụng nam châm để thử xem sản phẩm đó có thật sự là thép không gỉ 304 không, do inox dòng inox này không hút nam châm còn 201 hút nhẹ và 430 hút mạnh.
Phân biệt bằng axit hoặc thuốc thử chuyên dụng
Cách thứ 2 là bạn có thể sử dụng axit để thử bằng cách nhỏ axit H2SO4 hoặc HCL lên bề mặt inox. Nếu có hiện tượng sủi bọt mạnh thì đó là inox 430 và 201, còn nếu không có phản ứng gì là 304. Tương tự với thuốc thử chuyên dụng, nhỏ vào inox nếu chuyển qua màu xanh là thép không gỉ 304 còn màu đỏ là inox 430 hoặc 201.
Phân biệt bằng tia lửa
Còn cách thứ 3 phân biệt qua tia lửa, cách này dùng để thử công nghiệp. Bạn sử dụng máy mài hoặc máy cắt mài qua thanh inox. Nếu tia lửa phát ra ít và có màu vàng nhạt thì đó là inox 304 còn inox 201 và 430 khi mài sẽ có nhiều tia lửa màu vàng đậm toé ra.
Nếu bạn tìm mua các sản phẩm inox ở các địa chỉ uy tín, thì sẽ không cần phải phân vân và mất thời gian để thử. Bởi những nhà cung cấp các vật dụng, đồ dùng thông minh bằng inox sus 304 uy tín và chuyên nghiệp như Vando, chúng tôi luôn đặt chất lượng và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Luôn đảm bảo những sản phẩm đến tay khách hàng đạt chuẩn chất lượng và hoàn thiện nhất.
Những câu hỏi liên quan đến inox 304
1. Inox 304 có bị gỉ hay ăn mòn không ?
Thép không gỉ 304 có thành phần Crom khá cao rất khó bị ăn mòn hay hoen gỉ ngay cả trong các môi trường có tính oxy hoá cao. Mặc dù vậy, đặc tính này vẫn chỉ mang tính chất tương đối bởi ngay cả vàng hay bạch kim khi gặp các chất có tính hoà tan kim loại mạnh như cường thuỷ thì đều bị rỉ như bình thường.
Bên cạnh đó, Inox sus 304 vẫn có khả năng bị gỉ, bởi theo như nghiên cứu trên bề mặt loại thép không gỉ này có các rãnh mangansulfid siêu nhỏ trong quá trình tôi thép, tạo ra các kẽ hở khiến cho inox dễ bị oxy hoá, ăn mòn.
2. Inox 304 có hút nam châm không?
Như đã giải thích ở trên, các thành phần trong cấu tạo khác nhau thì phản ứng từ, lực hút từ tính của thép không gỉ cũng khác nhau. Trong đó nhóm thép austenite hoàn toàn không bị nhiễm từ, inox sus 304 không hút nam nam châm, còn inox 201 thì hút nam châm với lực không lớn.
Trừ trường hợp trong quá trình gia công thép với áp lực lớn thì một số bộ phận tổ chức vật liệu sẽ bị chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng gây hút nam châm.
3. Inox 304 chịu được nhiệt độ bao nhiêu?
Loại inox sus 304 là một dòng thép có khả năng chịu nhiệt cao nhất lên tới 1120 độ C. Trong trường hợp muốn cao hơn thì người ta sẽ tăng lượng Carbon trong thành phần lên.
4. Inox 304 có dẫn điện không?
Điện trở suất của inox so với kim loại dẫn điện hoàn toàn nằm trong khoảng từ 10 đến 15%. Điều này chứng tỏ, inox có tính dẫn điện nhưng so với các loại chất dẫn điện tốt như Đồng thì inox có khả năng dẫn điện kém hơn 40 lần.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp thắc mắc Inox 304 là gì? Inox sus 304 có bị gỉ không. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới về loại inox. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.